Tổng số lượt xem trang

Chúng tôi nói về chúng tôi

"Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi"

Chúng tôi nói về chúng tôi

"Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi"

Chúng tôi nói về chúng tôi

"Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi"

Chúng tôi nói về chúng tôi

"Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi"

Chúng tôi nói về chúng tôi

"Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi"

Chúng tôi nói về chúng tôi

"Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi"

22 tháng 5, 2012

Chấp nhận cuộc sống

Bất cứ con đường nào dù có xa đến đâu đi mãi rồi cũng có ngày đến đích. Đời của một con người dù muốn hay không nhưng đều phải trải qua sinh - lão - bệnh - tử. Và dù một người đang mơ một giấc mơ đẹp đến đâu rồi đến lúc cũng phải thức dậy. Tất cả đã trở thành quy luật không phải bàn cãi, cũng như đời sinh viên của tôi dù có dài đến mấy rồi cũng đến lúc phải kết thúc. Một quãng thời gian với nhiều cảm xúc, nhiều lúc ta cứ cắm đầu vào mà làm một cái gì đó với một hy vọng nhỏ nhoi nhưng đến khi kết thúc ta mới hiểu nó không thuộc về ta.

Đối với những ai không có may mắn đỗ đại học có lẽ khi nhìn bạn bè lần lượt kéo nhau vào đại học, cái mơ ước được bước chân vào giảng đường đại học đôi lúc làm họ cảm thấy chạnh lòng. Nhưng đối với những ai đã học đại học, sẽ có rất nhiều người cũng đồng ý với tôi rằng đó cũng chỉ là một trong rất nhiều con đường để có thể bước chân vào đời và chưa chắc đó đã là con đường bằng phẳng hơn, ít chông gai hơn so với con đường khác.

Ngày hôm qua bố tôi đã nói với tôi rằng: "Hãy chơi thỏai mái đi bởi từ năm sau con sẽ không còn cơ hội để thoải mái đi chơi thế này đâu". Một câu nói làm tôi chợt nhận ra rằng đây có lẽ là kỳ nghỉ hè cuối cùng trong cuộc đời sinh viên của tôi. Ba năm một khoảng thời gian không phải quá dài nhưng cũng không hề ngắn chút nào, đối với tôi đó cũng chính là một quãng đời đã dạy cho tôi rất nhiều bài học. Cuộc đời của một sinh viên sống xa nhà đã khiến cho ta phải đương đầu với tất cả mọi khó khăn mà trước đây ta chưa từng phải gặp, cho ta cơ hội được gặp gỡ và biết đến rất nhiều những con người với tính cách rất khác nhau trong đó đã có những người trở thành tấm gương để ta phải học tập. Riêng với bản thân tôi bài học lớn nhất mà tôi có được đó là biết chấp nhận cuộc sống.

Ngay từ khi sinh ra mỗi chúng ta đã có một hòan cảnh khác nhau, có người được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng ngược lại cũng có nhiều người lại sinh ra trong gia đình có hòan cảnh khó khăn. Vì vậy mà khi lớn lên mỗi con người mang theo trong mình những khả năng và tính cách rất khác nhau. Đã là con người ai cũng tham lam, muốn có được tất cả mọi thứ. Nhưng thật sự trong cuộc sống này ta phải chấp nhận rằng: cuộc đời cho ta thứ này thì sẽ lấy đi của ta rất nhiều thứ khác. Bất cứ một ly rượu chiến thắng nào cũng chứa đầy vị đắng trong đó, mọi thành công đều phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Không một ai sinh ra trên đời này có thể có được tất cả mọi thứ. Nếu bạn đã từng gặp những người thành đạt bạn sẽ hiểu rằng những người thành công trong cuộc sống là những người đã phải chịu rất nhiều khổ cực thậm chí có người đã phải chịu những khổ đau. Bạn có thể cho rằng mình cũng có thể chịu được khổ cực như thế nhưng rất nhiều người đã phải thừa nhận với tôi rằng nếu bị rơi vào trong hòan cảnh đó chúng ta chưa chắc dám đánh đổi như họ. Cuộc đời luôn thử thách lòng kiên trì của con người, thành công chỉ đến với ai dám đương đầu với thử thách và đối diện với mọi khó khăn. Nếu trong bước đường đời này có những phút giây làm bạn cảm thấy buồn phiền thì hãy đừng vội buồn mà hãy luôn nhìn về phía trước và tin tưởng vào một ngày mai. Thành công chỉ đến với ai luôn luôn biết tin tưởng vào bản thân mình.

Chấp nhận cuộc sống là một điều mà hầu như ai cũng đã từng nghe đến nhưng thật sự là để hiểu và thực hiện được nó thì không phải nhiều. Bởi đã là con người thì ai chẳng muốn mình hòan hảo, muốn có được mọi thứ. Những khiếm khuyết của bản thân và những thứ mà ta không có đôi khi làm ta cảm thấy phiền lòng. Những người thành công nhất là những người hiểu một cách sâu sắc nhất về điều này, những giây phút buồn phiền không làm họ mất đi một niềm tin mãnh liệt vào bản thân và một tương lai tươi sáng đang chờ đón họ ở phía trước. Thật đáng tiếc mặc dù trong khi viết ra những suy nghĩ này nhưng đôi lúc tôi vẫn không thể thực hiện được nó.

18 tháng 5, 2012

Thay đổi thói quen xả rác ngay hôm nay


Mỗi thói quen được hình thành là một quá trình và thay đổi một thói quen rất khó. Nhưng tôi và bạn nên quyết định thay đổi thói quen xả rác ngay hôm nay và ngay lúc này. Vì tôi nhận ra thế vẫn chưa muộn.
Theo tôi RÁC ở đây đơn giản đó là những sản phẩm bạn thải vào môi trường hàng ngày, hàng giờ. Vậy cần bắt đầu từ đâu?
Thứ nhất: Đi chợ: thay vì bạn đi tay không và mang về một đống túi nilon bạn sẽ cầm đi một cái làn hoặc cái giỏ hay thứ gì đó mà bạn có thể vệ sinh và sử dụng lại nhiều lần.
Thứ hai: Sử dụng chất tẩy rửa quá nhiều: thay vì sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa vừa hại da tay, hủy hoại nguồn nước và dễ gây nhiều bệnh về tiêu hóa chúng ta nên giữ lại nước vo gạo để chua để tẩy rửa.
Thứ ba: Xả rác: hãy phân loại thùng rác thành 2 ngăn: vô cơ và hữu cơ, hãy bỏ rác đúng vị trí.
Thứ tư: Sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại: Đi xe máy suốt ngày hay ngồi lì trong nhà bật điều hòa, xem tivi, nghe điện thoại, chat trên internet, giặt máy...bạn hãy ra ngoài thể dục, đi bộ, hít thở khí tự nhiên, nói chuyện cùng bạn bè, giặt giũ bằng tay....Hãy sống 1-3 ngày trong tháng không thiết bị công nghệ hiện đại.
Đến đây chắc bạn và tôi đã hiểu nhau. Hãy thay đổi một thói quen nhỏ bạn sẽ đạt được những thành công lớn. Vì một môi trường Việt Nam “xanh – khỏe – đẹp”.

BÀN TAY MẸ HAY “HŨ VÀNG” CỦA CON


“Suốt một chặng đường dài cứ cố gắng…cố gắng…không mệt mỏi cho một ngày mai tươi sáng hơn”, đó có thể là câu nói giành cho một gia đình như gia đình tôi. Cái ngày mỗi sáng phải dậy từ “đài nói” (tức là đài phát thanh Việt Nam phát vào lúc 5 giờ sáng ở các vùng nông thôn) mẹ lại phải thổi cơm, rán trứng và lấy lá gói bánh trưng nắm cơm cho bọn tôi đi học trên huyện đã qua rồi. Ba năm học cấp ba với mỗi đứa con mẹ vẫn làm thế, cho đến bây giờ có lẽ tôi vẫn cảm nhận được vị và hương của mùi cơm nắm lá. Gia đình tôi cũng không khá giả gì, bố mẹ làm ruộng và làm thêm kinh tế kiểu VAC, khi mấy đứa còn học cấp 1 hay cấp 2 thì bố mẹ vẫn lo được. Nhưng đến cấp 3 và Đại học thì khác, tôi nhớ nhiều khi xin tiền đóng học phí, không có tiền mà phát khóc. Có những tháng bố tôi đi xây nhưng chẳng ứng được tiền và mẹ lại phải chạy ngược xuôi đi vay bà con hàng xóm. Bây giờ kể lại, chúng bạn nói “cho con ăn đi học thường là dùng tiền tích góp được chứ đi làm mà cho ăn đi học thì lấy đâu ra”. Nhưng nuôi một đứa chứ nuôi 3 đứa ăn học đại học một năm thử hỏi với một gia đình nông thôn “có mà tích giời”.
Người mẹ nào cũng chăm cho con, hy sinh vì con nhưng có mấy người mẹ như mẹ đâu. Nhà có 5 người có bữa ăn mẹ luộc 4 quả trứng
- “mẹ ăn chưa?”(con hỏi)
- “tao ăn dưới bếp rồi”. (mẹ nói)
Thời gian cứ thấm thoát trôi đi, đã mười năm kể từ hồi chúng con học đại học đấy mẹ nhỉ. Vậy mà bây giờ mẹ vẫn “gửi”. Mẹ gửi gạo, gửi rau, gửi trứng, gửi tôm cá…mẹ gửi cho con, “bà gửi cho cháu của bà”. Đôi bàn tay mẹ cứ gầy guộc mãi thôi. Chúng con bảo mẹ nghỉ đi, làm ít thôi nhưng “không làm thì lấy gì ăn”. Câu nói ấy cứ theo con suốt cả chặng đường đời.
Nghỉ hè con lại về bên gia đình, nhưng có lúc nào thấy mẹ nghỉ đâu, lúc thì ra ruộng làm cỏ, giặm lúa, phun thuốc, giận gốc rạ, rồi lại cấy, gặt, bó, xén…mẹ làm nhiều đến mức hàng xóm người ta “ghét mẹ”, người ta nói mẹ “làm để chết à”, mẹ nghe thấy lại buồn, nhưng vì con mẹ chẳng sợ gì “miệng lưỡi thiên hạ”. Con vẫn nhớ mà cài ngày anh cả vào cấp 3 gãy chân và mẹ thì bị thần kinh chân bên phải, cả nhà có năm người nhưng phải sắp 3 mâm cơm. Mẹ cứ bị thế sao chúng con học được đến bây giờ, những đứa con nhỏ đâu hiểu được những nỗi đau quá lớn. Bao nhiêu năm nhưng có lẽ chưa đứa con nào hỏi mẹ “nghị lực nào mà mẹ làm được thế?” vì mẹ đâu cần trả lời phải không mẹ. Mẹ đau không đi được, bố phải chở xe đạp mẹ đi khám mà!. Vậy mà vì những đứa con mẹ phải cố gắng, đêm “tinh mơ” mẹ đạp xe đi…đi cắt thuốc chữa bệnh, đi châm cứu. Rồi “cái hạn” cũng qua và cả nhà lại bắt đầu cho những “guồng quay” mới, chúng con vào đại học bố mẹ lại lo biết bao. Mẹ từng kể “nhìn nhà bác Cậy hay nhà bác Thành bán từng thùng thóc cho các anh ăn đi học tao nghĩ nuôi sao được chúng mày ăn đi học” vậy mà “cái khó ló cái khôn” chăng? Không, tất cả do mẹ thôi!.Mẹ thằng bạn con cứ hỏi “nhà mày có hũ vàng à sao nuôi được chúng mày?”, tôi thường cười và nói “nhà cháu thì nhiều vàng lắm”, vì mẹ cháu làm ra vàng mà!.
Khi sống nơi phồn hoa đô thị lại càng thấy thương mẹ hơn, thương những người gánh hàng rong, những người quét rác, những người “làm thuê cuốc mướn”. “Cuộc đời là bể khổ”, là câu nói cửa miệng của chúng con khi trêu trọc nhau bây giờ nhưng là con em thành phố mấy người biết đến nỗi khổ thật sự. Đôi khi là con, muốn nói một câu “con yêu mẹ lắm” nhưng thật khó biết bao, tôi nhớ khi vào Đại học năm thứ nhất là con trai nhưng tôi đã viết nhật kí, viết rất nhiều về mẹ, về cha và về ông bà nữa, tôi yêu một người con gái chỉ vì người ấy có suy nghĩ và yêu thương cha mẹ giống mình. Tết năm đó con về, con còn nhớ như in cảm giác về nhà. Con bước đến đầu ngõ nhìn thấy mẹ, thấy cha con đã khóc nức nở, con ôm trầm lấy mẹ và chỉ nấc lên “mẹ …con nhớ mẹ”. Bố cứ trêu hoài “làm sao mà khóc”, và tết năm đó xấu hổ quá vì mẹ cứ đi kể với cậu mợ rằng mình khóc!. Từ lúc ẵm bồng con trên tay cho đến khi con trưởng thành và rồi mẹ lại chăm chút cho các cháu, đôi bàn tay mẹ mòn da, nứt nẻ vì mưa nắng, nước non, con nhớ lắm cảm giác khi con lằm mẹ khẽ xoa đôi bàn tay thô ráp lên lưng con vỗ về. Con lớn rồi nhưng vẫn muốn mẹ làm buồn như ngày xưa, muốn mẹ đặt trên đùi gội đầu bằng nước bồ kết cho con, muốn mẹ lấy ráy tai cho con, muốn mẹ bẻ ngón tay, ngón chân cho con …và ăn cơm mẹ lắm nữa mẹ à!. Con yêu mẹ.
Tg: DuyTran

Nhóm bàn tay vàng

BÀN TAY VÀNG xin gửi đến bạn một cơ hội hợp tác tuyệt vời!
    
     Với đội ngũ sinh viên nhiệt tình - năng động - sáng tạo chúng tôi luôn đem đến sự hài lòng cho mọi người - mọi lứa tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng “không gì là chúng ta không thể làm được” và chúng tôi đã quyết tâm thay đổi: thay đổi bản thân và thay đổi suy nghĩ của mọi người trong xã hội.
    
     Nhóm chúng tôi hiện có 10 người, đều là tri thức trẻ (đại học và trên đại học), nhiệt tình, sáng tạo và muốn được làm việc và kiếm tiền. Chúng tôi có cùng một suy nghĩ đó là “không có hạnh phúc nào bằng được kiếm tiền bằng đôi tay của chính bản thân mình”.
    
     Nhóm chúng tôi được thành lập, mang theo một ước mơ lớn lao đó là được “cho đi trước và nhận lại sau”.
   
     Trong cuộc sống khó khăn có lẽ ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền. Có vô vàn cách kiếm tiền khác nhau và chúng tôi tìm ra con đường cho riêng mình đó chính là Sức lao động - Khối óc – Con tim.
    
     Nếu hôm nay – ngày mai bạn gặp một khó khăn, trắc trở dù là nhỏ nhất như:
          + Các vấn đề hỏng hóc trong gia đình
          + Cần một đội ngũ tin tưởng dọn dẹp nhà cửa
          + Cần một đội ngũ giúp bạn đám đình
          + Cần ai đó giúp mình đưa ra ý tưởng
          + Cần ai đó chia sẻ vấn đề đang làm bạn đau đầu
          + Nói chung là khi bạn CẦN…………
    
     Bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ đến tận nhà giúp bạn hoặc chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn làm cách nào để tháo gỡ khó khăn đó. Chúng tôi cần bạn như khi bạn cần chúng tôi.
    
     Cảm ơn bạn đã lắng nghe những chia sẻ!
(Cũng thật xin lỗi nếu thư này làm phiền Bạn!)
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More